BAO GIAO THONG

Tuyến đường sắt Bắc - Nam được xây dựng thế nào?

- Chu Đức Soàn (Tổng hợp)

Ngày 2/9/1936 tại Km1221, cách ga Hảo Sơn 1km về phía Nam và cách Sài Gòn 509km về phía Bắc (giờ thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), vua Bảo Đại đã cầm cờ-lê làm động tác siết bulông nối ray cuối cùng trên tuyến, chính thức công nhận trục đường sắt Đông Dương hoàn thành.

Một tháng sau, ngày 2/10/1936, tại Sài Gòn, chính quyền Pháp đã tổ chức khánh thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương (TransIndoc­hinois ) từ Sài Gòn đến Hà Nội, có chiều dài 1.730km.

Trước đó, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã trình lên Quốc hội Pháp một chương trình quy mô xây dựng đường sắt ở Đông Dương để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Chương trình này đã được quốc hội Pháp thông qua trong đạo luật ngày 25/12/1898.

Năm 1899, tuyến đường sắt Bắc - Nam từ Sài Gòn đi Hà Nội được triển khai xây dựng trước với 3 giai đoạn: Hà Nội - Vinh (320km) hoàn thành năm 1905, Đà Nẵng - Quảng Trị đưa vào khai thác năm 1908; Sài GònNha Trang (409km) khánh thành năm 1913.

Riêng đoạn đường sắt Vinh - Đông Hà khởi công năm 1913 nhưng bị gián đoạn trong đại chiến thế giới I, đến năm 1921 đoạn đường này được làm tiếp và đưa vào khai thác năm 1927.

Đoạn đường cuối cùng trên tuyến là Đà Nẵng - Nha Trang (545km) được hoàn thành vào tháng 9/1936. Như vậy, sau gần 40 năm kể từ khi bắt đầu khởi công năm 1898, tuyến Hà Nội - Sài Gòn đã được hoàn thành, đưa vào khai thác.

Các tuyến đường sắt khác cũng được xây dựng gồm: Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành năm 1902; Hà Nội đi Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc) hoàn thành năm 1910; Tháp Chàm đi Đà Lạt hoàn thành năm 1931; Sài Gòn - Lộc Ninh hoàn thành năm 1933…

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam