Nhan Dan cuoi tuan

Cần mạnh mẽ gỡ bỏ các rào cản

- (Xem tiếp trang 13)

- Ông đánh giá thế nào về ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay?

- Nhìn từ khía cạnh phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới, công nghệ sinh học đã đóng vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp Việt Nam nhiều năm qua. Ấn tượng đầu tiên phải kể đến là công tác chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng tốt hơn và với quy mô lớn, đặc biệt là các giống lúa lai năng suất cao từng bước thay thế các giống lúa truyền thống. Bên cạnh đó, việc phát triển vaccine phòng trị bệnh tốt đã giúp ngành chăn nuôi từng bước chuyển mình sang quy mô chuyên nghiệp hơn và khắc phục phần nào tổn thất do các đợt bùng phát dịch gây ra.

Mặt khác, từ góc nhìn bền vững, ngành công nghệ sinh học đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển thuốc bảo vệ thực vật và chế phẩm sinh học giúp tăng chất lượng sản phẩm và phù hợp sản xuất hữu cơ đang là xu thế thị trường mới. Các chế phẩm này cũng ứng dụng trong xử lý rác thải làm giảm ô Để thúc đẩy sự phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học ở lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, trao đổi với phóng viên Nhân Dân cuối tuần, Thạc sĩ Trần Mạnh Chiến Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) - nêu quan điểm: Cần nhận biết hiện trạng và các cản trở với công nghệ sinh học để ứng dụng tạo sản phẩm hữu ích. nhiễm môi trường từ vật nuôi. Một số công ty công nghệ sinh học đã từng bước lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nông nghiệp nước nhà cả về sản lượng và chất lượng.

- Theo quan điểm của ông, đâu là những khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ sinh học ở nước ta hiện nay ?

- Mặc dù ứng dụng trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ tăng sản lượng đến chất lượng thực phẩm và cả cải thiện môi trường thông qua xử lý rác thải, nhưng quy mô ứng dụng công nghệ sinh học ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Một bức tranh dễ nhận thấy là quang cảnh chung quanh Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tên trước đây là Trường đại học Nông nghiệp 1) với la liệt các trung tâm giống và cây cảnh. Nhưng khi hỏi kỹ các đơn vị này thì nguồn giống hầu hết được thu gom từ những người dân chung quanh theo cách chiết ghép truyền thống. Công nghệ nuôi cấy mô chỉ mới ứng dụng thương mại được với ít loại cây trồng như hoa hiên và chuối. Trong khi, công nghệ nuôi cấy mô và tế bào có thể nhân giống trên quy mô lớn với chất lượng ưu việt.

So với tiềm năng, công nghệ sinh học vẫn chưa phát huy hết sức mạnh của nó trong ngành nông nghiệp nước ta là do nhiều khó khăn từ cả khách quan và chủ quan. Rào cản đầu tiên là quy mô sản xuất nhỏ lẻ manh mún với 60% dân số vẫn còn làm nông nghiệp so với chỉ dưới 5% ở các nước phát triển. Điểm yếu này đã được nhận diện, cho nên nước ta đang có chính sách dồn điền đổi thửa tích tụ lại ruộng đất, nhưng rất tiếc là hiệu quả chưa cao.

Rào cản kế tiếp là khả năng kiểm soát thị trường nông sản còn lỏng lẻo nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng phát triển chất lượng - vốn là thế mạnh của công nghệ sinh học. Từ chính sách an toàn thực phẩm chưa thực thi tốt đến việc kiểm soát đầu vào của ngành nông nghiệp như phân bón, giống và thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều kẽ hở dẫn đến lạm dụng nhập khẩu nhiều nguồn đầu vào không rõ nguồn gốc, tạo ra cạnh tranh bất bình đẳng.

Khó khăn tiếp đến liên quan đến bảo vệ bản quyền, đây cũng là vấn đề chung.

Đặc biệt với công nghệ sinh học đòi hỏi đầu tư lớn cả về người và của trong thời gian dài nên càng hạn chế khối tư nhân tham gia khi bản quyền ít được bảo vệ. Do vậy mà nguồn nhân lực cũng không được hấp dẫn. Thị trường sẽ chọn công nghệ ngoại nhập thay vì tự phát triển.

Yếu tố thứ tư là xu hướng tiêu dùng công nghiệp. Đây là yếu tố khách quan tất yếu với đặc điểm chính là thực phẩm chế biến sẵn rẻ tiền và tiện lợi. Một mặt yếu tố này là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất và giảm giá thành. Song, đây cũng lại là cản trở ứng dụng chế phẩm sinh học để tăng chất lượng sản phẩm do tăng giá thành sản phẩm. Trong khi, sản phẩm ra thị trường chưa bán được giá cao hơn tương xứng.

- Trước những rào cản đó, Việt Nam cần xây dựng chính sách thế nào để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, thưa ông?

- Là nước đi sau trong ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, nhưng lại hưởng lợi với văn hóa ẩm thực lành mạnh từ lâu đời, nước ta cần mạnh mẽ gỡ bỏ các rào cản đối với các công nghệ sinh học phù hợp sức khỏe của người dân, hạn chế ứng dụng các công nghệ sinh học tạo sản phẩm tiềm ẩn rủi ro và gây tranh cãi như công nghệ biến đổi gen. Mặt khác, cần chính sách khuyến khích công nghệ sinh học hiện đại kết hợp với truyền thống để vừa nâng cao sức khỏe, vừa làm mới và tôn vinh văn hóa ẩm thực truyền thống lành mạnh.

Theo tôi, cần chế tài mạnh từ siết chặt đến cấm đối với các hóa chất độc hại hoặc nghi ngờ rủi ro cao với sức khỏe. Thí dụ các loại thuốc diệt cỏ độc hại cần thực thi việc cấm nghiêm ngặt; một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học được phép trên thế giới thì hạn chế tiêu dùng bằng chính sách thuế hoặc quy định với đầu ra; yêu cầu thông tin sản phẩm chi tiết quy trình sản xuất và thành phần để giúp người tiêu dùng tự đưa ra lựa chọn. Riêng với các thông tin nhạy cảm thì cần ghi lên bao bì như: sản phẩm biến đổi gen (GMO), sản phẩm trên ruộng có dùng thuốc bảo vệ thực vật…

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam