Nhan Dan cuoi tuan

Đi qua miền châu thổ vàng cháy…

Bà Trần Văn Ảnh, năm nay đã ngoài 60, ngụ tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Căn nhà của bà Ảnh được dựng sát bờ kinh, vốn là nhánh lớn của sông Đốc. Từ đầu tháng 4, chiếc ghe của bà được úp ngược ngay ven bờ, nơi đất bùn đã bạc phếch, nứt nẻ thành nhữ

- Bài và ảnh: HÀ BÌNH

Những ngày đất cháy mòn trong hạn-mặn

Từ giữa tháng 3 năm nay, tình trạng hạn và xâm nhập mặn đã diễn ra khốc liệt tại huyện Trần

Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trên địa bàn chín xã, thị trấn của huyện đã có hơn 80 tuyến kênh, rạch bị khô cạn. Tiếp đó, đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 4 càng khiến tình trạng “đồng bằng khát” trở nên nghiêm trọng.

11 giờ trưa, dưới cái nắng như thiêu đốt, bà Ảnh ngẩn người nhìn ra dòng Rạch Ráng vốn mênh mông nước giờ đã cạn khô, chỉ còn sót lại một lạch bùn nhỏ, đen đúa. Những ký ức chưa xa, về đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, ùa về. Đầu năm đó, gia đình bà xuôi theo dòng nước tới thuê đất trồng lúa tại Bạc Liêu. Sau Tết, lúa lên tốt bời bời trên hơn 20 công đất (tương đương 20.000 m2) tại cánh đồng ấp Xóc Đồn, xã Hưng Hội, Vĩnh Lợi. Thế nhưng, niềm vui vừa mới nhen lên đã ngay lập tức bị dập tắt. Từ phía biển, nước mặn lấn sâu vào nội đồng. Cây lúa “khát ngọt” dần

vàng vọt, rồi nhuốm đen như mực, gục xuống. Vợ chồng bà Ảnh bất lực nhìn toàn bộ diện tích lúa mất trắng. Để vớt vát, cả nhà bảy người ngày ngày mót từng hạt thóc bỏ vào bao.

Thời điểm đó, một mầu vàng

cháy khô khốc bao phủ khắp vùng. Dọc đồng bằng sông Cửu Long, đất ruộng thi nhau nứt nẻ. Về sau, đợt hạn mặn này được đánh giá là nặng nề nhất trong cả 100 năm. Cả sông Tiền và sông Hậu, độ mặn là hơn 45‰, xâm nhập sâu tới 70 km tính từ cửa sông, thậm chí có nơi lên đến 85 km.

Thế nhưng, kỷ lục ấy đã nhanh chóng bị phá vỡ. Mùa khô năm 2019-2020, hạn mặn bắt đầu xuất hiện từ giữa tháng 12/2019, sớm hơn gần một tháng so mùa khô của năm 2015-2016, và sớm hơn ba tháng so trung bình các năm; đồng thời cũng nghiêm trọng và gay gắt hơn nhiều. Nếu năm 2016, vào lúc cao điểm vùng cách biển 25 km vẫn có thể lấy được nước ngọt thì giai đoạn 2019-2020, vùng lấy nước ngọt phải từ 40 km trở vào. Cá biệt, sông Hàm Luông cách biển đến 75 km vẫn không còn nước ngọt. Hạn mặn như ngọn lửa, có nơi sâu tới 60-100 km như tại các sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cái Lớn…, thiêu đốt các cánh đồng.

Sự xâm thực này dẫn tới hiệu ứng domino tất yếu: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng mất mùa do thiếu nước tăng cao.

Bước sang mùa khô năm nay, nguy cơ này tiếp tục tái diễn. Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt xâm nhập mặn xuất hiện từ ngày 8-13/3 với ranh mặn 4‰ lấn sâu vào các dòng sông từ 40-66 km, có nơi sâu hơn, riêng tại Bến Tre có nơi xâm nhập mặn còn sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016. Và những dòng kênh đang nối nhau khô cạn...

 ?? ?? Người nông dân huyện Trần Văn Thời bên thửa ruộng khô khát.
Người nông dân huyện Trần Văn Thời bên thửa ruộng khô khát.

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam