Nhan Dan hang thang

THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ NHẬN THỨC LÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

- ĐÀM BẢO NGỌC (thực hiện)

Để PLRTN sớm trở thành lối sống xanh, bền vững, chúng ta cần triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp, với nhiều đầu việc phải làm, trong đó việc thay đổi tư duy và nhận thức là điều kiện tiên quyết. Để vừa tận dụng tái chế tối đa nguồn tài nguyên rác thải vừa giảm lượng rác phải xử lý ở mức tối thiểu. Ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường chung quanh vấn đề này:

Ông Nguyễn Thiệu Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý, Viện trưởng Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng (IOHEC): Cần nhanh chóng khắc phục sự thiếu đồng bộ

Thực trạng PLRTN hiện nay cho thấy, để giải bài toán về rác thải, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức về quản lý chất thải rắn, thực hiện nguyên tắc coi chất thải là tài nguyên. Từ đó, xây dựng được cơ chế quản lý tổng thể cho ngành kinh tế chất thải và ngành này phải nằm trong phương thức kinh tế tuần hoàn, vì mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Tôi lạc quan và có niềm tin về việc PLRTN sẽ sớm trở thành thói quen, lối sống ở nước ta bởi việc này rất cần thiết và hợp xu thế toàn cầu. Để hiện thực hóa, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành sáu điều quy định rõ ràng về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao, chi phí thu gom vận chuyển, xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).

Luật đã chế định là một thuận lợi để triển khai việc PLRTN. Tuy nhiên, để thành công, chúng ta cần khắc phục sự thiếu đồng bộ trước đây. Theo lộ trình, việc PLRTN và thu giá dịch vụ theo khối lượng hoặc thể tích chất thải phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024, tùy vào điều kiện của từng nơi. Các địa phương cần thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho người dân, cán bộ thu gom,

cán bộ giám sát về phân loại, thu gom rác tại nguồn thành các nhóm rác khác nhau đồng thời dành nguồn tài chính đầy đủ để hoạt động này được thực hiện thường xuyên liên tục. Việc Luật Bảo vệ môi trường thúc đẩy các hoạt động xã hội hóa lĩnh vực này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư tham gia công tác thu gom, xử lý CTRSH với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Đặc biệt, các địa phương cần có cơ chế giám sát và chế tài đủ mạnh để sớm tạo nên và duy trì thói quen trong cộng đồng dân cư.

Có thể thấy, chúng ta đã có quá nhiều sự kiện, hội thảo, tọa đàm và hàng trăm tham luận bàn về kinh tế tuần hoàn, nhưng chưa có một đề tài nghiên cứu nào về vấn đề này. Vừa qua, IOHEC đã chủ trì và nghiệm thu một đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế tuần hoàn do tôi là chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra phương thức phân loại rác thải, hướng đến biến rác thải thành tài nguyên. Qua đó, chúng ta cần phải thay đổi tư duy và khái niệm “xử lý chất thải” bằng khái niệm “thiết kế chất thải”. Muốn làm được điều đó, việc phân loại rác thải phải nằm trong mô hình kinh tế tuần hoàn. Và đã là mô hình thì phải có tiêu chí và hành lang pháp lý để vận hành. Tôi mong rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ sớm được áp dụng vào cuộc sống, trong đó tính tới việc phân loại rác thải, đưa rác thải quay trở lại phục vụ xã hội, phục vụ nền kinh tế.

Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý CTRSH là sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội về cung ứng dịch vụ CTRSH thông qua các hoạt động: xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ, thành lập doanh nghiệp (do Nhà nước làm chủ sở hữu) cung ứng và bù giá cho dịch vụ CTRSH. Hiện tại, dịch vụ CTRSH tại Việt Nam về cơ bản mới giải quyết được nhu cầu vệ sinh môi trường, chưa đạt được nhiều lợi ích về kinh tế, chưa đáp ứng các lợi ích về xã hội mà một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại kéo dài nói trên được xác định do CTRSH chưa được phân loại tại nguồn.

Xin được chia sẻ một số bài học kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển để thúc đẩy phân loại CTRSH tại nguồn mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu nhiều năm qua.

Tại Singapore, người dân phải trả toàn bộ chi phí để quản lý CTRSH đô thị, Nhà nước không bao cấp và hỗ trợ. Mức thu là 6 đô-la (đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng) và 15 đô-la (đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, giá thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh (có các mức 30-70-175-235 đô-la Singapore mỗi tháng).

Tại Hàn Quốc, việc thu giá dịch vụ CTRSH theo khối lượng đã được áp dụng từ năm 1995. Người dân phải mua loại túi nhựa đặc biệt để đựng chất thải, rác càng nhiều thì kích thước túi càng lớn, chi phí càng cao. Lợi nhuận từ việc thu giá dịch vụ CTRSH theo khối lượng được sử dụng để chi trả cho

Nhà báo Nguyễn Duy Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Công nghiệp môi trường: Rất nhiều kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng

khoảng 30% - 40% chi phí xử lý nên phần còn lại vẫn đòi hỏi sự trợ cấp từ Chính phủ.

Hoạt động thu giá dịch vụ CTRSH theo khối lượng đã tạo ra hai tác động rất quan trọng đối với việc quản lý chất thải. Đó là thúc đẩy phân loại CTRSH tại nguồn để giảm khối lượng chất thải trong túi đựng, từ đó làm giảm khối lượng CTRSH phải vận chuyển đến bãi rác để xử lý và thúc đẩy tái chế, các chất thải có thể tái chế thì không yêu cầu sử dụng túi nhựa trả trước và được thu gom miễn phí.

Từ những kinh nghiệm quý giá đó, tôi xin đưa ra bốn nhóm giải pháp để PLRTN có thể triển khai một cách hiệu quả như kỳ vọng. Một là, xây dựng lộ trình phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Hai là, hoạt động phân loại tại nguồn phải đồng bộ với quá trình cung ứng dịch vụ CTRSH. Ba là, chính sách phân loại CTRSH tại nguồn phải có quy định cụ thể hơn về lợi ích kinh tế của chủ nguồn thải, từ đó sớm thực hiện thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH theo khối lượng hoặc thể tích phát sinh. Về lộ trình thực hiện, theo tôi, trong năm 2022 triển khai áp dụng thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH theo khối lượng hoặc thể tích tại các đô thị đặc biệt; năm 2023 áp dụng tại một số địa phương có khối lượng CTRSH phát sinh hơn 1.000 tấn/ngày; năm 2024 áp dụng đối với các địa phương còn lại trên toàn quốc. Bốn là, Nhà nước cần ban hành chính sách quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các thành phần tham gia trong hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn, bao gồm truyền thông, chính quyền địa phương, đơn vị cung ứng dịch vụ, tổ chức doanh nghiệp và chủ nguồn thải.

Bà Vũ Hà Thư, Điều phối viên Dự án ZHub (Trung tâm hỗ trợ Phát triển Xanh - GreenHub): Kỳ vọng thắp lên đốm lửa từ mô hình Trường học không rác thải

“Không rác thải” là một trong bốn lĩnh vực hoạt động mà GreenHub lựa chọn nhằm hướng tới tầm nhìn “Vì sự phát triển xanh của Việt Nam”. GreenHub tiên phong thúc đẩy áp dụng thực hành “Không rác thải” tại Việt Nam, thông qua đánh giá công tác quản lý chất thải, thiết kế và thực hiện mô hình này trong cộng đồng, doanh nghiệp, đơn vị giáo dục và du lịch. Dự án “trường học không rác thải và hơn thế nữa” (Zero Waste School&more viết tắt là ZHub) được ra đời xuất phát từ ý tưởng muốn tạo dựng hệ sinh thái gồm nhiều bên tương tác chặt chẽ với nhau thông qua giáo dục, dựa trên bằng chứng và trải nghiệm. Dự án cũng chính là nỗ lực chung tay hành động, vì một lối sống xanh, bảo vệ môi trường mà GreenHub triển khai từ tháng 9 năm 2021.

Dựa trên nguyên tắc 5R (Từ chối những gì ta không cần - Refuse; Tiết giảm những gì ta cần và không thể từ chối Reduce; Tái sử dụng những gì ta tiêu thụ - Reuse, Tái chế - Recycle và Ủ những gì có thể - Rot), chúng tôi xây dựng tháp quy trình tiếp cận truyền thông cho thế hệ tương lai gồm 5 bậc: Thông tin - Kiến thức - Nhận thức - Hành vi - Lối sống. Kể từ khi thành lập, ZHub đã triển khai nhiều kế hoạch hành động tại một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Phú Yên và đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ những thông tin - kiến thức được cung cấp, các bạn nhỏ đã dần thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi hành vi và hình thành lối sống văn minh này. Thành công bước đầu từ mạng lưới “trường học không rác nhựa” tại Phú Yên (điển hình là Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh) và ba cấp học của Trường Thực nghiệm khoa học giáo dục tại Hà Nội cho thấy, vai trò của hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và hành vi cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước là đặc biệt quan trọng.

Sau khi tham gia các lớp tập huấn, giáo dục về môi trường, nhận thức và hiểu biết về CTRSH của học sinh được nâng cao rõ rệt. Nhờ các em biết áp dụng kiến thức được đào tạo vào việc phân tách và tái sử dụng CTRSH, hình thành ý thức giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần và sử dụng hiệu quả chất thải hữu cơ để làm phân compost, số lượng rác thải phát sinh tại trường đã giảm đáng kể, đạt hơn 60%. Đó là kết quả mà ZHub thu được, sau chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng được triển khai tại tỉnh Phú Yên. Trường Thực nghiệm đã từng bước chuyển mình trở thành một trong những trường học xanh tiêu biểu của Hà Nội, sau hoạt động chia sẻ các kiến thức về rác thải cho các giáo viên, tổ chức cuộc thi “Nhà mình có rác gì”, tham gia chia sẻ mô hình không rác của trường trong lễ hội Zero Waste Schools, lắp đặt mô hình cơ sở phục hồi vật liệu MRF. Tất cả hoạt động này hướng tới mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của giáo viên, học sinh và gia đình; giúp các em làm quen với việc phân loại rác và định hướng về cách xử lý rác hữu cơ sau khi phân loại.

Xác định học sinh - sinh viên là nhóm đối tượng sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ tới cộng đồng, ZHub hướng tới việc để trẻ nhỏ lan tỏa thực hành lối sống không rác và ý thức bảo vệ môi trường tới người lớn. Từ kinh nghiệm triển khai thực tế, chúng tôi cho thấy việc làm này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, lan tỏa tới càng nhiều địa phương càng tốt, bằng những hành động cụ thể, để PLRTN trở thành thói quen của mỗi cá nhân nói riêng và cả xã hội nói chung.

 ?? ??
 ?? Ảnh do GreenHub cung cấp ?? Học sinh Trường Thực nghiệm Hà Nội tự mình trải nghiệm hoạt động ủ phân trong Hội trại Trải nghiệm Trường học không rác và hơn thế nữa.
Ảnh do GreenHub cung cấp Học sinh Trường Thực nghiệm Hà Nội tự mình trải nghiệm hoạt động ủ phân trong Hội trại Trải nghiệm Trường học không rác và hơn thế nữa.
 ?? ?? Một tài liệu hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được chính quyền gửi tới từng hộ dân cư.
Một tài liệu hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được chính quyền gửi tới từng hộ dân cư.

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam