The Thao & Van Hoa

Khi triển lãm, bảo tàng trở thành nơi “sống ảo”

Với sự đầu tư nội dung đa dạng và mang đầy vẻ nghệ thuật, các không gian triển lãm, bảo tàng đang ngày càng thu hút các bạn trẻ lựa chọn làm nơi check-in để có những tấm ảnh thật lung linh, đẳng cấp trên mạng xã hội.

- » Đình Nghi

Dạo một vòng các trang mạng xã hội được giới trẻ ưa chuộng, không khó đế bắt gặp các bức ảnh chụp ai đó đứng trong một bảo tàng hay triển lãm. Họ ăn mặc lộng lẫy, tạo nhiều kiểu ảnh trông vô cùng cuốn hút, có chiều sâu. Nhưng nhiều người thắc mắc: Vậy những tác phẩm nghệ thuật đằng sau họ có thực sự đang được thưởng lãm bởi người chụp hay chỉ đang là công cụ làm nền?

Bảo tàng và “sống ảo”

Từ trước đến nay, trong suy nghĩ của nhiều người, những địa điểm như bảo tàng hay triển lãm đều là nơi cần đến để được nhìn tận mắt và tìm hiểu các hiện vật lịch sử hay các tác phẩm nghệ thuật. Những nơi đó đều mang đến cảm giác tĩnh lặng, tôn nghiêm, không phải là địa điểm vui chơi giải trí, chụp ảnh thông thường.

Thế nhưng những năm gần đây, nhiều bạn trẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới bắt đầu xem những bảo tàng hay triển lãm chính là một địa điểm check-in vô cùng hấp dẫn, nơi vừa có thế giúp mình cho đời các bức ảnh mang đầy màu sắc “nghệ thuật” vừa được trông như là một người có am hiểu văn hóa, nghệ thuật nói chung.

Thực tế, đi bảo tàng, triển lãm chỉ để check-in đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với nhiều quốc gia. Nó được gọi là “selfie museum” (tạm dịch là bảo tàng để chụp tự sướng) và lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2015. Theo đó, nhiều tổ chức mở các phòng trưng bày, triển lãm với nội dung đa dạng và thiết kế vô cùng bắt mắt, đặc biệt còn ưu tiên làm sao để phù hợp cho việc chụp ảnh đăng lên mạng xã hội của khách tham quan. Việc tham quan và chụp ảnh tại bảo tàng, triển lãm được khai thác như một loại hình trải nghiệm thương mại cho khách hàng.

Loại hình này xuất hiện lần đầu tại Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2015. Trước đó, khi internet và mạng xã hội chưa bùng nổ, tại Thượng Hải chỉ có một vài bảo tàng nghệ thuật và cũng là nơi chỉ có các sinh viên trường nghệ thuật hay những người làm trong ngành lui tới. Thế nhưng Thượng Hải đã mở các hội chợ triển lãm Thế giới tại các địa điểm, cơ sở tham quan với định hướng tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật công cộng và giúp thu

hút rất nhiều khách tham quan. Điển hình, triển lãm “Rain house” của Random Internatio­nal đã tạo nên một cuộc “cách mạng” khi họ xây dựng một không gian mà khách tham quan có thể trực tiếp hòa mình vào tác phẩm, tạo ra những khung hình vô cùng đặc sắc mà khách tham quan không thể không chụp lại.

Sau đó, hàng loạt các triển lãm nghệ thuật tương tự được tổ chức nhiều hơn đi kèm với đa dạng nội dung và phương thức trải nghiệm khác nhau tại Thượng Hải. Các nơi khác trên thế giới cũng bắt đầu thích thú, học hỏi và tổ chức chẳng hạn như 29Rooms, Museum of Ice Cream…. Phương cách tổ chức này không chỉ giúp các tác phẩm dễ dàng tiếp cận với khán giả đại chúng hơn mà còn được quảng bá một cách tự nhiên, miễn phí và rộng rãi khi khách tham quan đăng tải lên mạng xã hội.

Khi tác phẩm nghệ thuật trở thành phông nền

Những năm gần đây, loại hình “bảo tàng sống ảo” này du nhập

vào Việt Nam và được các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt. So với các triển lãm truyền thống, khách thưởng lãm có cách tương tác và trải nghiệm tác phẩm mới mẻ hơn. Bây giờ, không cần là người có chuyên môn hay kiến thức về nghệ thuật, bạn vẫn có thể đến tham gia chương trình. Hơn nữa, không chỉ được tìm hiểu, trau dồi kiến thức nghệ thuật, bạn còn có được những tấm ảnh đẹp để up lên mạng xã hội. Điều này trở xu hướng ngày càng phổ biến là điều dễ hiểu.

Vào mỗi cuối tuần, nhiều bạn trẻ lựa chọn các bảo tàng hay các phòng tranh, triển lãm làm điểm đến tham quan. Có thể kể đến một số bảo tàng nổi lên trong vài năm qua như VCCA, Gallerie Quynh, Ươm Hub The Muse Art Space, Heritage Space, Mo Art Space….

Một số người cho rằng đây là tín hiệu tích cực cho thấy các bạn trẻ có thêm loại hình giải trí mới, quan tâm đến tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật, nâng cao thẩm mỹ cá nhân. Dù vậy, cũng có người băn khoăn về việc không ít nhóm bạn trẻ chỉ xem những nơi này đơn thuần là địa điểm chụp hình, sống ảo, thưởng lãm không phải là mục đích chính của họ.

Điều này hoàn toàn có cơ sở, khi rất nhiều bạn trẻ chỉ chú trọng việc chụp ảnh mà không thực sự quan tâm đến những gì đang đang trưng bày bên trong được tạo ra như thế nào, có ý nghĩa gì, mang đến điều gì… Hơn nữa, nhiều bạn trẻ vô tư đứng uốn éo trước những tác phẩm, chạm tay trực tiếp vào vật được trưng bày, che mất tầm nhìn của người khác... và gây nên sự thiếu thiện cảm của người chứng kiến.

Hãy tự dung hòa

Thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ đã ban hành lệnh cấm chụp ảnh trong các bảo tàng, triển lãm quốc gia của họ. Các buổi triển lãm, phòng tranh mang tính thương mại cũng bị ban tổ chức hạn chế chỉ cho phép chụp ảnh ở một số khu vực nhất định.Tại Trung Quốc, một số bảo tàng còn trực tiếp cấm người nổi tiếng, blogger, tiktoker đến chụp hình, quay phim.

Trên thế giới, sự việc “sống ảo” không còn quá xa lạ và mỗi nơi đều có cách giải quyết khác nhau.

Cụ thể, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolit­an ở New York, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland (Mỹ) và Hiệp hội Bảo tàng Thành phố Paris (Pháp) đã đưa một số bộ sưu tập vào “phạm vi công cộng” (public domain). Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể được chụp hình miễn phí. Tuy nhiên, Phòng trưng bày Tate của Anh đã từ chối miễn phí hình ảnh các tác phẩm của họ. Việc sử dụng tùy tiện những hình ảnh từ bộ sưu tập tại đây bi cho là vi phạm bản quyền.

Tuy vậy, việc cấm đoán chụp ảnh không phải là cách hay. Nhiều bảo tàng trên thế giới đã linh hoạt sử dụng nhiều quy định khác nhau để vừa thích nghi với xu hướng thưởng thức của công chúng, vừa đảm bảo được nguồn thu cho ban tổ chức, không gian trải nghiệm và quyền lợi cho tác giả. Chẳng hạn như tại Mỹ, ngoài việc chia ra khu vực được chụp và cấm chụp ảnh, một số bảo tàng còn áp dụng thu phí chụp ảnh, hoặc quy định chỉ được chụp bằng điện thoại chứ không được sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp.

Đối với nhiều bạn trẻ, việc chụp ảnh khi đến bất cứ nơi nào đó đã trở thành một điều hiển nhiên để lưu giữ những trải nghiệm, kỉ niệm về những nơi mình đến. Trong thời đại công nghệ, ai cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, rất khó để cấm đoán họ không được chụp lại những khung cảnh mà mình từng đặt chân.

Trong một chừng mực, những bức ảnh “tự sướng” của các bạn trẻ vô tình biến các tác phẩm nghệ thuật hoặc lịch sử trưng bày trở thành công cụ, phông nền cho những bức ảnh câu like trên mạng xã hội.

Nhưng, nếu coi những kiến thức về văn hóa là một yếu tố để đánh giá giá trị của một người thì việc tìm tới bảo tàng nghệ thuật đôi khi cũng được coi là một hành vi thể hiện sự quan tâm tới văn hóa. Giữa hàng trăm con người đang lang thang qua các phòng tranh hay khu trưng bày, ta có thể nhìn khá rõ hai nhóm người: nhóm người đi bảo tàng để nâng cao hiểu biết về nghệ thuật và nhóm người đi bảo tàng chỉ để chụp ảnh.

Có người cảm thụ nghệ thuật qua đôi mắt và cũng có những người thấy nghệ thuật xứng đáng được ghi nhớ lại qua ống kính máy ảnh. Vấn đề nằm ở văn hóa ứng xử, cũng như sự hiểu biết và cầu thị ở mỗi người, để những chuyến đi ấy trở nên trọn vẹn về giá trị.

Bắt kịp những xu hướng mới nhất cùng GenZ tại http://onelink.to/ cotsonggen­z

 ?? ?? Việc giới trẻ chụp ảnh “sống ảo” tại các bảo tàng, triển lãm… rồi đăng lên mạng chưa hẳn cho thấy sự quan tâm tới văn hóa nghệ thuật của họ
Việc giới trẻ chụp ảnh “sống ảo” tại các bảo tàng, triển lãm… rồi đăng lên mạng chưa hẳn cho thấy sự quan tâm tới văn hóa nghệ thuật của họ
 ?? ?? Nhiều bạn trẻ chỉ tập trung vào chụp hình thay vì thưởng lãm, trau dồi kiến thức nghệ thuật
Nhiều bạn trẻ chỉ tập trung vào chụp hình thay vì thưởng lãm, trau dồi kiến thức nghệ thuật
 ?? ?? Bảo tàng, triển lãm, phòng tranh… trở thành địa điểm check -in được các bạn trẻ quan tâm
Bảo tàng, triển lãm, phòng tranh… trở thành địa điểm check -in được các bạn trẻ quan tâm

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam