The Thao & Van Hoa

BứC trAnh “Le Père” - CuộC trở về rựC rỡ sAu đAu thương

Père

- • AN BÌNH (tổng hợp)

Bức chân dung tuyệt đẹp và đầy xúc động (tạm dịch: Người cha) của Marc Chagall vừa được bán với giá 7,4 triệu USD và đã bước tiếp một chặng nữa trên con đường bôn ba thăng trầm của mình, kể từ khi được chính phủ Pháp hoàn lại cho người chủ cũ David Cender gần đây.

Chúng tôi CA NGợI CHíNH PHủ PHáP Vì Sự CốNG HIếN TRONG VIệC TRả LạI 1 TáC PHẩM QUAN TRọNG TRONG Bộ SưU TậP CủA MìNH để Về VớI GIA đìNH CủA NHữNG CHủ NHâN HợP PHáP” - JEREMIAH EVART, CHUYÊN GIA CAO CẤP QUỐC TẾ VỀ NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI.

“LLe ịch sử mê hoặc và đau thương của bức tranh từ sau khi hoàn thành, cũng như tin tức tuyệt vời về cuộc trở lại với gia đình Cender càng khiến câu chuyện về Le Père thêm phần mê hồn” - Jeremiah Evart, chuyên gia cao cấp quốc tế về nghệ thuật đương đại trong thế kỷ 20, nói về Le Père.

HànhAtrình­Adài

Vào tối 15/11 (sáng 16 theo giờ Việt Nam), Phillips đã giới thiệu bức Le Père của Marc Chagall tại đêm đấu giá Nghệ thuật đương đại & Thế kỷ 20 ở New York. Như vậy, sau nhiều thập kỷ ẩn mình, tác phẩm quan trọng nhất thời kỳ đầu của Chagall đã lần đầu tái xuất thị trường.

Le Père được sáng tác năm 1911, trong giai đoạn biến chuyển sự nghiệp của nghệ sĩ vĩ đại Chagall. Đây là một trong 15 tác phẩm nghệ thuật vừa được chính phủ Pháp hoàn về cho các chủ nhân vào đầu năm nay - như một phần trong nỗ lực không ngừng để trả lại các tác phẩm trong bảo tàng của họ từng bị Đảng Quốc xã chiếm giữ một cách bất hợp pháp suốt Thế chiến II.

Chủ nhân ban đầu của Le Père, David Cender, là nhà sản xuất nhạc cụ nổi tiếng ở Lodz (Ba Lan), người đã tạo ra những nhạc cụ có phẩm chất đỉnh cao cho các nhạc sĩ lỗi lạc thời đại, đồng thời là một nhạc sĩ và giáo viên âm nhạc theo đúng nghĩa.

Năm 1939, Cender cưới Ruta Zylberszta­jn và con gái Bluma của họ sớm ra đời. Trước năm 1939, có tới 34% của dân số 665 ngàn người ở Lodz là người Do Thái và thành phố cũng là trung tâm thịnh vượng của nền văn hóa Do Thái. Vào mùa Xuân năm 1940, Cender và gia đình buộc phải rời bỏ quê nhà và bị ép tới sống trong trại tập trung, để lại vô số tài sản có giá trị bao gồm bộ sưu tập các nhạc cụ và tác phẩm nghệ thuật. Le Père - vốn từ lâu là một phần quý báu trong bộ sưu tập của Cender - bị Đức Quốc xã cướp đi từ đó. Về sau, chỉ có Cender sống sót qua cuộc chiến còn vợ và con gái của ông đều bị giết ở Auschwitz.

Năm 1966, chính tác giả Chagall đã mua lại Le Père bởi niềm yêu

thích đặc biệt với bức tranh - vốn vẽ cha của ông. Chagall đã giữ bức tranh này trong bộ sưu tập cá nhân tới hết đời. Năm 1988, Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Georges Pompidou ở Paris đã được Quỹ di sản của Chagall tặng lại bức tranh cùng 45 bức khác và 406 phác thảo. Mười năm sau, Le Père lại được gửi vào Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Do Thái ở Paris, nơi nó được trưng bày trong 24 năm qua.

Đầu năm nay, ngày 25/1, Hội đồng Quốc gia Pháp đã nhất trí thông qua dự luật phê chuẩn việc trả lại 15 tác phẩm nghệ thuật bị Đức Quốc xã cướp đi thời Thế chiến II. Dự luật sau đó được Thượng viện thông qua ngày 15/2. Bộ trưởng Văn hóa Pháp, Roselyne Bachelot, ca ngợi quyết định này và nói rằng việc không hoàn trả các tác phẩm này là “phủ nhận giống nòi, kỷ niệm và ký ức” của những gia đình Do Thái. Quyết định lịch sử này đánh dấu lần đầu tiên trong 70 năm qua, một chính phủ khởi xướng việc hoàn trả các tác phẩm trong bộ sưu tập công từng bị cướp trong Thế chiến II hoặc có được thông qua các cuộc đàn áp bài Do Thái. Ngày 1/4, bức Le Père chính thức được Nghị viện Pháp trả về cho những người thừa kế của David Cender.

Le Père là tác phẩm đầu trong 15 tác phẩm trên được mang ra đấu giá. “Phillips rất vinh dự được

đóng một vai trò trong hành trình đáng kinh ngạc mà bức tranh này trải qua ở thế kỷ trước. Di sản của Chagall rất quan trọng với lịch sử nghệ thuật phương Tây, còn Le Père như tác phẩm bậc thầy trong quy điển lịch sử nghệ thuật” - ông Evart vui mừng nói.

Kỷ niệm đặc biệt

Le Père là bức chân dung vẽ với kỹ thuật phi thường, trong đó thể hiện sự chuyển đổi then chốt của Marc Chagall từ một chàng sinh viên nghệ thuật ở Saint Petersburg thành một trong những nhân vật tiêu biểu của Chủ nghĩa Hiện đại châu Âu.

Trong mùa Đông năm 1911-1912, Chagall chuyển đến La Ruche, một khu cộng đồng nghệ sĩ ở ngoại ô Montparnas­se. Những tác phẩm ông trong 3 năm tiếp theo nằm trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất trong sự nghiệp, với những bức chân dung mang ý nghĩa đặc biệt.

Trong suốt cuộc đời mình, Chagall đã làm sống lại những truyền thống kế thừa của nghệ thuật vẽ chân dung. Ông đã vẽ những bức chân dung mơ màng và kỳ ảo về những người tình, nhân vật tôn giáo, dân làng và gia đình yêu thương trong suốt sự nghiệp bảy thập kỷ. Đặc biệt, Le Père là bức chân dung trìu mến về cha của nghệ sĩ, ông Zahar, một người trầm tính và nhút nhát mà Chagall vô cùng kính yêu. Những bức chân dung về cha rất hiếm trong tác phẩm của Chagall. Khác xa so với những biểu tượng phổ quát về người tình vốn thống trị phần lớn những bức tranh sau này của ông, tác phẩm thời đầu này là sự miêu tả chân thành và đậm tính cá nhân hơn cả.

Marc Chagall tên khai sinh là Moishe Shagal, sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Liozna, gần thành phố Vitebsk (Belarus, khi đó là một phần của Đế quốc Nga). Khi ông ra đời, dân số Vitebsk là khoảng 66 ngàn người với một nửa là người Do Thái. Đó là một nơi đẹp như tranh với các nhà thờ và giáo đường. Nhưng vì chủ yếu được xây dựng bằng gỗ, thành phố xưa còn lưu dấu rất ít sau nhiều năm bị chiếm đóng và tàn phá ở Thế chiến II.

Chagall là con cả trong gia đình có 9 con. Cha ông, Khatskl Shagal, làm công cho một thương gia bán cá trích còn mẹ ông bán tạp hóa ở nhà. Cha ông làm việc cực khổ, mang vác những thùng nặng mà chỉ kiếm được 20 rúp mỗi tháng (mức lương trung bình Nga khi đó là khoảng 13 rúp 1 tháng).

Chagall viết về cha: “Ngày qua ngày, Đông cũng như Hè, vào 6 giờ sáng, cha tôi dậy và đi tới giáo đường. Ở đó, ông tụng lời nguyện cầu hàng ngày cho một số người chết hoặc những người khác. Khi về nhà, ông chuẩn bị sẵn ấm samovar, uống chút trà rồi đi làm. Công việc địa ngục, như nô lệ chèo thuyền. Có gì mà phải giấu? Nói về nó sao đây? Không ngôn từ nào có thể làm dịu đi gánh nặng của cha tôi… Những lúc nào cũng có rất nhiều bơ và pho mát trên bàn nhà tôi. Bánh mì bơ, như một biểu tượng vĩnh cửu, không bao giờ ngoài tầm với trong tuổi thơ của tôi”.

Theo nhà viết sử về Chagall, Jacob Baal-Teshuva, Chagall sau này thường thêm những họa tiết cá trong tranh “vì sự kính trọng với cha mình”.

Với tất cả tình cảm đặc biệt và tài năng kiệt xuất của Chagall, cùng với hành trình dài chứa cả đau thương và hạnh phúc, Le Père giờ đã đi tiếp với chủ mới. Hy vọng nó sẽ có chặng đường mới viên mãn.

 ?? ?? Họa sĩ Marc Chagall, tác giả bức tranh
Họa sĩ Marc Chagall, tác giả bức tranh
 ?? ?? Bức “Le Père” của Marc Chagall
Bức “Le Père” của Marc Chagall

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam