The Thao & Van Hoa

BỆNH TẮC LỆ ĐẠO VÀ CÁC LƯU Ý ĐIỀU TRỊ

- ĐD. VÕ THỊ NGỌC - Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ

Tắc lệ đạo là gì?

Tắc lệ đạo (dacryosten­osis) là khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Khi đó nước mắt không xuống mũi một cách bình thường và gây ra triệu chứng chảy nước mắt, kích thích hoặc làm mắt bị nhiễm trùng.

Bệnh lý gây tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, người cao tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Khi còn trong bụng mẹ, ống lệ mũi của trẻ được che lại bởi một lớp màng mỏng. Sau khi chào đời, nếu lớp màng che này không tự mở ra thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc lệ đạo bẩm sinh.

Hoặc do một số nguyên nhân khác như: - Thay đổi do tuổi tác

- Viêm kết mạc

- Khối u gây chèn ép đường thoát nước ở mắt

- Polyp mũi

Triệu chứng

Hệ thống thoát lưu nước mắt có thể bị tắc ở bất kỳ vị trí nào, gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống và tăng nguy cơ viêm nhiễm tại mắt. Khi bị cảm lạnh, viêm xoang hoặc khi ra nắng và nơi có không khí lạnh, triệu chứng trên sẽ diễn biến nặng hơn.

Khi lệ đạo tắc nghẽn sẽ dẫn đến ứ đọng vi trùng gây viêm túi lệ và các triệu chứng

nhận biết khi bị nhiễm trùng như: - Viêm, mềm và đỏ ở góc mắt; - Xuất tiết nhầy ở mắt;

- Đôi khi có sốt;

- Đóng vảy ở lông mi;

Chẩn đoán

Thông thường, Bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp để thăm khám và đánh giá xem bạn có bị tắc lệ đạo hay không cũng như tìm nguyên nhân gây nên tình trạng tắc lệ đạo. Bác sĩ sẽ bơm dịch vào hệ thống lệ đạo của bạn thông qua điểm lệ ở góc trong của mắt bị bệnh. Nếu lượng dịch này không xuống được họng thì bạn đã bị tắc lệ đạo.

Cách điều trị

Tùy theo nguyên nhân tắc lệ đạo và độ tuổi của bệnh nhân để các bác sĩ có các biện pháp điều trị thích hợp.

Trường hợp tắc lệ đạo bẩm sinh: Khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa đi khám sớm, để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glôcôm bẩm sinh, viêm trong mắt. Biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, dùng kháng sinh nhỏ mắt khi phát hiện viêm nhiễm, kết hợp với nước mắt nhân tạo. Đến khi trẻ trên 6 tháng tuổi, nếu vẫn không hết chảy nước mắt thì các bác sĩ có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp cho nước mắt lưu thông tốt xuống mũi.

Trường hợp tắc lệ đạo mắc phải: Với các trường hợp này, bơm thông lệ đạo hầu như không có kết quả. Để phục hồi khả năng dẫn nước mắt, bệnh nhân thường được phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt sang mũi.

Các bác sĩ có thể can thiệp bằng nhiều phương pháp để dẫn lưu nước mắt từ tuyến lệ xuống hốc mũi.

Phòng tránh tắc lệ đạo

Rửa tay kỹ và thường xuyên.

Không dụi mắt hoặc để tay bẩn chạm vào mắt.

Không dùng chung mỹ phẩm với người khác nhất là các sản phẩm dùng tại khu vực mắt.

Giữ kính áp tròng sạch sẽ trước khi đeo. Khám định kỳ theo dõi và phát hiện sớm tình trạng bệnh.

Nếu bạn thấy các dấu hiệu như trên có thể đến trực tiếp Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa trị kịp thời.

 ?? ?? Dấu hiệu mắt bị bệnh lý tắc lệ đạo
Dấu hiệu mắt bị bệnh lý tắc lệ đạo

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam