The Thao & Van Hoa

Vị thần “Chiếm hữu” trí tưởng tượng CủA nhân loại

So với những lăng mộ khác ở “Thung lũng của các vị Vua” - nơi chôn cất các pharaoh Ai Cập trong giai đoạn từ 1600 tới 1100 trước Công nguyên - ngôi mộ pharaoh Tutankhamu­n vô cùng khiêm tốn. Thế nhưng, không có phát hiện khảo cổ nào gây chấn động thế giới

- • AN BìNH (tổng hợp)

Sau 100 năm kể từ lúc được phát hiện vào tháng 11/1922, thế giới vẫn nhớ Tutankhamu­n hơn bao giờ hết.

Biểu tượng của Ai Cập cổ đại

Khủng long, người thượng cổ hay những hóa thạch xưa đều nhạt nhòa khi đứng trước Tutankhamu­n - vị pharaoh nằm sâu dưới đất suốt 3.000 năm trước khi được phát hiện. Cuộc đời Tutankhamu­n, sau cái chết của ông, mới thật sự là những hy vọng và mưu tính bất tận. Không thể phủ nhận rằng quần thể kim tự tháp Giza là biểu tượng của Ai Cập, nhưng cũng không ai nhân cách hóa Ai Cập một cách vinh quang hơn Tutankhamu­n. Mặt nạ vàng của ông tráng lệ hơn tượng bán thân của Nefertiti và sự hấp dẫn của riêng ông mang vẻ huyền bí hơn cả lịch sử cổ xưa Ai Cập.

Khác với các vị vua và nữ hoàng Ai Cập, Tutankhamu­n nổi tiếng bởi cuộc sống sau cái chết hơn là tiểu sử. Từ tháng 11/1922, khi nhà khảo cổ học Howard Carter phát hiện ra lăng mộ này, Tutankhamu­n giống như một vị thần thoát ra khỏi chai và lập tức chiếm hữu trí tưởng tượng của nhân loại.

Tutankhamu­n đã truyền cảm hứng cho mọi thứ, từ các bộ phim Hollywood tới thời trang, quảng cáo, hàng hóa, kiến trúc, sách, trò chơi điện tử tới chính trị. Không chỉ lôi cuốn ở giai đoạn mới phát hiện, ngay cả hiện tại, Tutankhamu­n vẫn quyến rũ dưới thời đại kỹ thuật số.

Sở hữu khu mộ khiêm tốn nhưng Tutankhamu­n trở thành pharaoh Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất thế giới nhờ điều kiện đáng kinh ngạc của nơi an nghỉ cuối cùng và “những điều tuyệt vời” tìm thấy cạnh thi thể ông. Trong khi các lăng mộ khác đều bị cướp phá, mộ Tutankhamu­n là nơi chôn cất hoàng gia đầu tiên còn được nguyên vẹn từ thời Ai Cập cổ đại.

Hơn 5.000 cổ vật được tìm thấy đã cung cấp cho các nhà khảo cổ học và sử học những thông tin vô cùng quý giá về tôn giáo, nghi lễ và văn hóa Ai Cập cổ đại. Sự xa hoa của nó cũng khiến truyền thông phát cuồng, tạo nên nhiều làn sóng “Egyptomani­a” rầm rộ ở phương Tây. Với riêng người Ai Cập, những người vừa giành độc lập từ Anh, lăng mộ trở thành biểu tượng của niềm tự hào dân tộc, kích thích nỗ lực đào tạo người Ai Cập về Ai Cập học và củng cổ chủ nghĩa Pharaonism - một hệ tư tưởng dân tộc nhấn mạnh mối quan hệ của Ai Cập hiện đại với nền văn minh cổ đại.

Đặc biệt, không như thông lệ trong các cuộc khai quật ở Ai Cập trước đây, cổ vật trong mộ Tutankhamu­n không bị phân chia giữa các chính phủ và nhà tài trợ mà hầu hết được chuyển tới Bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Chính phủ đã tận dụng các cuộc

triển lãm đồ tùy táng cho mục đích gây quỹ và ngoại giao, đưa Tutankhamu­n trở thành biểu tượng của Ai Cập cổ đại.

Nhưng làn sóng mê đắm Tutankhamu­n còn đến từ một nguồn phi chính thống nhưng vô cùng mạnh mẽ: Cái chết của người bảo trợ cuộc khai quật, bá tước Carnarvon, cùng nhiều bất hạnh khác, đã tô đậm thêm truyền truyền thuyết về lời nguyền của những ngôi mộ cổ.

Hành trình khám phá

Tutankhamu­n chỉ mới 9 tuổi khi lên ngôi, mở ra triều đại thứ 18 ở Ai Cập và cai trị cho tới năm ông 18 hoặc 19 tuổi. Ông qua đời năm 1323 trước Công nguyên, được chôn ở Thung lũng của các vị Vua, gần Thebes (Luxor hiện đại).

Hơn 3.000 năm sau, vào năm 1922, nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter và nhóm thợ khai quật của ông đã dành đủ 5 năm theo đuổi việc tìm kiếm một ngôi mộ hoàng gia chưa được khám phá ở Thung lũng các vị Vua.

Để giảm thiểu sự ảnh hưởng từ du khách, Carter bắt đầu khai quật vào ngày 1/11/1922, sớm hơn mùa thường lệ. Vào ngày 4/11, một bậc đá được phát hiện, ẩn dưới những mảnh vỡ gần lối vào lăng mộ vua Rameses VI gần đó. Theo tài liệu của Carter, một số công nhân đã phát hiện ra bậc thang - trong khi những tài liệu khác nói cậu bé vác nước 12 tuổi tên Hussein Abdul Rassul đã tình cờ phát hiện ra lăng mộ sau khi vấp phải một tảng đá trong lúc đi lấy nước cho nhóm các nhà khảo cổ học.

Bậc thang này được chứng minh là khởi đầu của lối vào một lăng mộ. Ở dưới đó là cửa được bịt kín bằng đá vôi và thạch cao, Carter đã khoét một lỗ nhòm vào và thấy lối đi đầy đồ đổ nát. Ông vội đánh điện cho Carnarvon - người miễn cưỡng tài trợ mùa khai quật cuối cùng này sau nhiều năm thất bại - và yêu cầu công nhân lấp lại hố để bảo vệ lăng mộ, chờ Carnarvon tới.

“Cuối cùng thì cũng đã có một khám phá tuyệt vời ở Thung lũng, một ngôi mộ

tráng lệ với những con dấu còn nguyên” Carter hào hứng.

Việc đào bới chỉ được tiếp tục vào ngày 23/11 khi Carnarvon tới Luxor. Khi xem xét kỹ hơn, con dấu ở ngưỡng cửa được xác định là khắc tên Tutankhamu­n, cho thấy đây là lăng mộ của ông. Các mảnh vỡ lấp đầy lối đi là đồ vật mang tên các vị vua khác và cánh cửa đầu tiên cho thấy nó từng bị phá do những vụ trộm mộ cổ xưa. Ngày 26/11, họ đào tới một cánh cửa khác được bịt kín.

Trong cuốn sách viết về khám phá của Carter, tác giả Arthur Cruttenden Mace miêu tả về lúc phá con dấu trong một trong những đoạn văn nổi tiếng nhất lịch sử khảo cổ học: “Với đôi tay run rẩy, tôi tạo một lỗ nhỏ ở góc trên bên trái. Bóng tối và không gian trống trải, xa tới mức que thử sắt không thể chạm tới, cho thấy phía trong không bị lấp đầy như lối đi chúng tôi vừa dọn sạch. Thử nghiệm bằng nến được áp dụng để đề phòng khí lạ. Mở rộng lỗ một chút, tôi cắm cây nến vào và nhìn. Carnarvon đứng bên lo lắng nghe lời phán quyết. Lúc đầu, tôi không nhìn thấy gì, khí nóng thoát ra từ căn phòng khiến ngọn nến chập chờn. Nhưng khi mắt đã quen với ánh sáng, các chi tiết của căn phòng bên trong từ từ hiện lên sau màn sương, những con vật lạ, những bức

tượng và vàng - khắp mọi nơi ánh vàng lấp lánh”.

Khi Carnarvon hỏi Carter có thấy gì không, lời đáp là: “Vâng, những điều tuyệt vời”.

Thật kỳ diệu, khu mộ, gồm 4 phòng riêng biệt, gần như nguyên vẹn với kho báu được giữ trong hơn 3.000 năm. Khi Howard Carter phát hiện ra ngôi mộ, ông tìm được 5.398 cổ vật. Hầu hết chúng bằng vàng.

Bản thân ngôi mộ này là một ngôi mộ rất khiêm tốn. Nhưng bất chấp kích cỡ, ngôi mộ vẫn chứa đầy đủ mọi thứ vị vua trẻ có thể cần cho thế giới bên kia, bao gồm đồ nội thất, xe ngựa, rượu, thực phẩm tươi, quần áo, nhạc cụ và vũ khí. 4 gian trong lăng mộ bao gồm 1 phòng chờ, phòng chôn cất, 1 khu nhà phụ và 1 kho bạc.

Phòng chờ là phòng đầu tiên Carter bước vào (ngày 26/11/1922) và chứa nhiều tài sản quý giá của vua Tutankhamu­n mà ông đã sử dụng trong suốt cuộc đời của mình, bao gồm 3 chiếc ghế dài hình thú bằng vàng, 1 chiếc quạt giấy và các mảnh của 4 chiến xa. Sau phòng chờ là phòng chôn cất được trang trí tráng lệ - được canh giữ bởi 2 tượng khổng lồ của thần Anubis. Các bức tường trong phòng chôn cất được vẽ nhiều cảnh khác nhau về vị pharaoh tương tác với các nam thần và nữ thần.

Sự nguyên vẹn của lăng Tutankhamu­n có thể đến từ việc ông được chôn ở một ngôi mộ nhỏ đào sâu dưới đáy thung lũng, thay vì một ngôi mộ hoàng gia có kích thước đầy đủ phía trên sườn thung lũng. Ngôi mộ từng bị thử đục phá 2 lần sau khi xây dựng. Các quan chức đã khôi phục và hàn lại nó, lấp đầy lối vào bằng đá vôi để ngăn chặn sự xâm nhập thêm.

Trong thời kỳ trị vì của Ramesses V và Ramesses VI, gần 2 thế kỷ sau cái chết của Tutankhamu­n, lăng mộ của ông bị bao phủ bởi các mảnh vỡ từ việc xây dựng lăng mộ của các vua tại vị.

Và những gì sau ngày 26/11/1922 là cơn chấn động lịch sử mà tới giờ vẫn tiếp tục được khai phá.

 ?? ?? Phòng chôn cất trong khu mộ Tutankhamu­n
Từ tháng 11/1922, khi nhà khảo cổ học Howard Carter phát hiện ra lăng mộ này, Tutankhamu­n giống như một vị thần thoát ra khỏi chai và lập tức chiếm hữu trí tưởng tượng của nhân loại.
Phòng chôn cất trong khu mộ Tutankhamu­n Từ tháng 11/1922, khi nhà khảo cổ học Howard Carter phát hiện ra lăng mộ này, Tutankhamu­n giống như một vị thần thoát ra khỏi chai và lập tức chiếm hữu trí tưởng tượng của nhân loại.
 ?? ?? Nhà khảo cổ Howard Carter bên quan tài Tutankhamu­n (ảnh được vẽ màu)
Nhà khảo cổ Howard Carter bên quan tài Tutankhamu­n (ảnh được vẽ màu)

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam