Thoi Nay

Hạnh phúc với sự “đa mang” Nhìn lại Nghị quyết 23 “Ký người” sự xứ đến Canada

- NGÔ KHIÊM

Phóng viên (PV): Xin chị cho biết cảm xúc khi biết tin mình sẽ được trao tặng giải thưởng Vừ A Dính?

May mắn được nhận nhiều sự động viên, khích lệ trên các lĩnh vực khác nhau nhưng khi biết tin mình được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ học bổng Vừ A Dính trao tặng giải thưởng Vừ A Dính, tôi rất tự hào. Bởi thực tế, tôi luôn cho rằng các hoạt động hướng về biên giới, biển đảo và chăm lo cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là điều rất đỗi tự nhiên, là mệnh lệnh mà trái tim của một người lính, một người mẹ thúc giục.

PV: Công tác trong lực lượng biên phòng, dường như các tác phẩm của chị dù ở thể loại nào cũng hướng về biên giới, về những người lính quân hàm xanh và đồng bào dân tộc thiểu số?

Trải qua quá trình học hỏi, trải nghiệm và sáng tạo nhiều thử thách, trong tôi vẫn luôn đầy ắp tình yêu đối với văn chương về đề tài người lính biên phòng và dân tộc thiểu số. Riêng ở mảng đề tài này, tôi luôn có lòng tin là những đồng đội đang giữ vai trò “khiên thép trấn biên” nơi địa đầu

Thiếu tá, nhà văn Phạm Vân Anh (Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) vừa có tên trong danh sách được xét tặng Giải thưởng Vừ A Dính (sẽ được trao ngày 17/12 tại TP Hồ Chí Minh). Chị chia sẻ với Thời Nay nhân dịp chuẩn bị đón một trong nhiều ghi nhận cho những thành quả lao động thời gian qua.

đã và sẽ luôn có những chất liệu đầy nhân văn và hào sảng cho các sáng tác của tôi từ trước tới nay và sau này. Chính đồng đội và đồng bào đã gợi mở cho tôi sức nghĩ, sức viết, sự tinh nhạy và nguồn cảm xúc ấm áp, thúc đẩy tôi luôn quyết tâm làm bằng được những điều mình yêu thích và tin tưởng. Điều này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc phát hiện đề tài phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn, từ đó tạo cảm hứng cho tôi sáng tác văn học, phim ảnh hay công tác nghiên cứu. Đất Việt rộng dài, người Việt trung hậu chính là vỉa quặng quý để tôi “đãi thành vàng” trong mỗi tác phẩm.

PV: Thời gian qua, bạn đọc, đồng nghiệp biết đến các hoạt động hướng về cộng đồng của chị và các cộng sự, nhất là về vùng biên giới, hải đảo. Xin chị chia sẻ suy nghĩ về những công việc này?

Hồi còn là sinh viên, tôi đã tham gia dạy học tình nguyện tại Nhà tình thương Niệm Nghĩa và hỗ trợ chăm sóc, nuôi dạy trẻ em nhiễm chất độc da cam tại Hội Chữ thập đỏ Thiện Giao (Hải Phòng). Sau này, trong quá trình công tác khắp nẻo biên cương, tôi có cơ hội cảm nhận thấu đáo và sâu sắc hơn đối với nhiều vấn đề, gặp được những phận đời éo le, bất hạnh, từ đó thôi thúc tôi chia sẻ, yêu thương nhiều hơn. Từ các hoạt động tặng quà cho đồng bào nghèo mỗi dịp Tết đến, xuân về hay chung tay cùng bà con vượt qua thiên tai, bão lũ, những năm gần đây, tôi bắt đầu hướng tới những hoạt động có chiều sâu hơn như vận động tổ chức các chương trình “Trung thu biên cương”; xây dựng các “Vườn cây khăn quàng đỏ”; nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi theo chương trình “Nâng bước em tới trường” và tặng áo ấm, sách vở cho trẻ em nghèo vùng biên giới, hải đảo. Tôi muốn chăm lo nhiều hơn cho thế hệ trẻ ở biên giới để các em có thêm cơ hội vượt lên chính mình, thật sự trở thành những chủ nhân tương lai của vùng đất phên dậu.

PV: Làm nhiều việc một lúc, chắc hẳn có những lúc chị thấy mệt mỏi, thậm chí kiệt sức chứ?

Tôi may mắn được làm việc trong môi trường rất chuyên nghiệp và chan hòa tình đồng chí, đồng đội. Tôi học được nhiều điều từ các thủ trưởng, các anh em cán bộ, chiến sĩ trên tuyến biên giới về đức hy sinh, sự tận tụy và tình yêu Tổ quốc. Vì thế, tôi luôn cố gắng cân bằng mọi khía cạnh trong đời sống cá nhân, công tác chuyên môn cũng như hoạt động sáng tác. Có vẻ như tôi hơi tham lam nhưng do đặc thù công việc là một nữ quân nhân, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên chính yêu cầu thực tiễn công tác, chiến đấu cũng như khát vọng muốn được thử nghiệm bản thân lại là động lực để tôi phấn đấu bền bỉ.

Với tôi, việc vượt qua khó khăn trong cuộc sống có vẻ như dễ dàng hơn là vượt qua khó khăn nội tại để sáng tác hiệu quả. Tôi nhận ra rằng, chỉ cần có tình yêu với quê hương đất nước, tấm lòng bền bỉ với văn chương và khát vọng hướng thiện, người ta có thể vượt qua được rất nhiều khó khăn để tạo dựng con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình.

PV: Xin cảm ơn chị!

Hội thảo khoa học toàn quốc “Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/ TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” sẽ diễn ra tại khu du lịch Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vào ngày 19/12 tới. Hội thảo do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức. Được biết trong thời gian qua, Hội đồng đã mời nhiều nhà nghiên cứu, quản lý, các văn nghệ sĩ tham gia viết tham luận, chuẩn bị ý kiến trên tinh thần đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tư vấn cho Đảng, Nhà nước và các địa phương. Qua đó, thúc đẩy việc tiếp tục xây dựng, triển khai chính sách, cơ chế cho phát triển văn học, nghệ thuật và đồng hành với đội ngũ văn nghệ sĩ một cách sát thực, hiệu quả trong bối cảnh hiện tại.

“A

Journal of Faraway lands” (Ký sự xứ người) - tập bút ký của nhà văn Trình Quang Phú, bản tiếng Anh do Tuyết Mai dịch, đã được NXB Ukiyoto Canada xuất bản toàn cầu từ ngày 6/12. Sách ban đầu được phát hành online trên kênh của NXB và sẽ sớm xuất hiện trên các kênh phát hành khác như Google Play, Smashwords…

Nhà văn Trình Quang Phú là người đi qua nhiều nước khác nhau. Ông không chỉ ghi lại nhật ký hành trình, mà còn có những cảm nhận, cảm xúc, chiêm nghiệm từ đất nước, con người và văn hóa. Cuốn “Ký sự xứ người” dày hơn 500 trang của ông xuất bản tại Việt Nam năm 2017 và được tái bản, bổ sung năm 2019 với số lượng gấp đôi so ấn bản lần đầu. “Cái hay của cuốn sách này không chỉ ở văn chương mà còn ở tư liệu. Nhiều tư liệu rất đặc sắc qua 22 quốc gia. Cùng tư liệu là những hình ảnh sống động mà ta có thể nhìn được bằng mắt. Đấy là những bức ảnh do chính ông chụp. Tất cả những tư liệu đó đã tạo nên sự gần gũi, cuốn hút của tác phẩm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét.

NXB Ukiyoto Canada đưa cuốn “Ký sự xứ người” ra lần này với giá 10 USD/cuốn bản bìa mềm. Bạn đọc có thể mua sách về Việt Nam theo link: https://www.ukiyoto. com/product-page/a-journal-of-farawaylan­ds.

Nhà văn Phạm Vân Anh: Sự “đa mang” của bản thân quả cũng nhiều lúc khiến tôi có cảm giác mình đang đi trên dây, nếu không cẩn trọng, bình tĩnh và tinh tế thì có thể thất bại bất cứ lúc nào. Dẫu biết là không hề dễ dàng để thành công trên mọi đề tài, thể loại nhưng tôi vẫn luôn đặt ra cái đích để phấn đấu.

 ?? ?? Thiếu tá, nhà văn Phạm Vân Anh trong chuyến tặng quà cứu trợ đồng bào bão lụt tại Quảng Trị năm 2020.
Thiếu tá, nhà văn Phạm Vân Anh trong chuyến tặng quà cứu trợ đồng bào bão lụt tại Quảng Trị năm 2020.
 ?? ??

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam