Tuan Tin Tuc

Mang “sự sống” cho những bệnh nhân COVID-19 nặng

- BÀI, ẢNH: MẠNH LINH

“ATM oxy” là một dự án thiết thực, nhân văn, đã hỗ trợ cho hàng trăm bệnh nhân vượt qua giây phút nguy kịch nhất. Đóng góp cho giá trị nhân văn đó, không thể không nhắc tới các tình nguyện viên, những con người trẻ tuổi, nhiệt huyết, cống hiến hết mình với mong muốn cho đi mà không cần nhận lại”.

TP HỒ CHÍ MINH HIỆN CÓ KHOẢNG 67.000 NGƯỜI MẮC COVID-19 ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ. ĐÁNG CHÚ Ý, SỐ NGƯỜI MẮC COVID-19 CẦN ĐẾN OXY ĐỂ THỞ CŨNG TĂNG ĐỘT BIẾN. NHỜ DỰ ÁN “ATM OXY” PHỦ KHẮP 23 QUẬN, HUYỆN VÀ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC (TP HỒ CHÍ MINH), ĐÃ CÓ RẤT NHIỀU BỆNH NHÂN NẶNG VƯỢT QUA NGUY HIỂM.

Những ngày đầu tháng 12, số ca mắc COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh gia tăng. Chúng tôi đã theo chân đội ngũ tình nguyện viên ở trạm “ATM oxy” quận Tân Phú và một số trạm y tế lưu động trên địa bàn quận hỗ trợ bình oxy miễn phí cho các F0 đang cách ly tại nhà.

19 giờ, sau tiếng chuông điện thoại, nhận tin ca bệnh đang cần oxy gấp; ngay lập tức, các tình nguyện viên mặc bộ đồ bảo hộ, lái xe máy chở bình oxy, hối hả chạy thẳng đến nhà người bệnh.

Vừa lắp bình oxy, tình nguyện viên Hồ Hà Văn Sơn vừa tận tình hướng dẫn người nhà bệnh nhân sử dụng. Anh chia sẻ: “Bệnh nhân COVID-19 khi trở nặng thì ngày càng khó thở, chỉ số Sp02 giảm xuống rất nhanh. Do đó, thời gian cấp cứu chỉ tính bằng phút. Mọi người phải luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ, bất kể ngày hay đêm”.

Công việc của các tình nguyện viên như anh Sơn không chỉ chở oxy đến cho người bệnh, mà còn giúp tư vấn, hướng dẫn người bệnh và người nhà, giúp các bệnh nhân yên tâm hơn khi chữa bệnh tại nhà.

Anh Trần Công Bảo, tình nguyện viên ở UBND phường Hòa Thạnh (quận Tân Phú), trong quá trình tham gia dự án, mang các bình oxy đến tận nhà cho các F0, anh đã bị dương tính với

SARS-CoV-2. Sau khi được cách ly và điều trị khỏi bệnh, anh Bảo lại tiếp tục tham gia chương trình hỗ trợ bình oxy cho những bệnh nhân khi cần.

Là người trực tiếp phụ trách trạm “ATM Oxy” quận Tân Phú, anh Nguyễn Thanh Hoàng, cán bộ Quận đoàn Tân Phú cho biết: “Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ bình oxy đến với bệnh nhân nhanh nhất có thể, dù đó là ngày hay đêm. Đối tượng được hỗ trợ bình oxy là những bệnh nhân đang điều trị tại nhà hoặc những người mắc bệnh hiểm nghèo, có chỉ định dùng oxy để duy trì sự

sống. Dù biết có thể sẽ bị lây nhiễm khi thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng các đoàn viên tham gia đều nhiệt huyết, luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời trong bất kỳ thời điểm nào”.

Theo anh Hoàng, tại trạm “ATM oxy” UBND quận Tân Phú có 8 tình nguyện viên tham gia, thực hiện nhiệm vụ trực tổng đài và vận chuyển oxy đến nhà người bệnh. Ngoài ra, Quận đoàn còn triển khai về 11 trạm y tế lưu động tại 11 phường trên địa bàn quận. Mỗi trạm được phân bổ hơn 10 bình cùng 2-3 bạn tình nguyện viên và một bộ phận y tế có chuyên môn. Tất cả đều luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường hỗ trợ lắp bình và hướng dẫn người nhà sử dụng bình oxy. Trạm “ATM oxy” Tân Phú đã hỗ trợ 270 trường hợp, sử dụng 281 bình, hỗ trợ 15 bình 40 lít

và bơm đổi 15 bình 40 lít cho trung tâm y tế quận.

Là một trong những người từng được dự án “ATM oxy” hỗ trợ, bà Lê Thị Hồng (54 tuổi, quê Tây Ninh), hiện đang thuê trọ tại hẻm 235 Kênh Tân Hóa, quận Tân Phú cho biết: “Hồi giữa tháng 8, bốn người trong gia đình tôi đều bị dương tính với SARSCoV-2. Trong đó, ba người bị nặng, chỉ số SP02 giảm xuống thấp và khó thở. May mắn, gia đình tôi được dự án “ATM oxy” hỗ trợ kịp thời, đưa bình oxy đến tận nhà trong lúc nguy kịch nhất. Tôi thực sự rất cảm kích, biết ơn”.

“Tôi không thể quên ánh mắt và lời cảm ơn từ người nhà bệnh nhân. Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được góp sức mình trong cuộc chiến giành lại sự sống cho người bệnh”, anh Hồ Hà Văn Sơn chia sẻ.

 ?? ?? Tình nguyện viên Hồ Hà Văn Sơn chuyển bình oxy đến nhà bệnh nhân ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú.
Tình nguyện viên Hồ Hà Văn Sơn chuyển bình oxy đến nhà bệnh nhân ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú.

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam