Tuan Tin Tuc

Doanh nghiệp nông nghiệp khó tiếp cận đất đai

THÁO GỠ VƯỚNG MẮC TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

- THU TRANG - HOÀNG TUYẾT

TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI ĐỂ TỔ CHỨC SẢN XUẤT QUY MÔ LỚN VỚI MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” LÀ CHỦ TRƯƠNG ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC KHUYẾN KHÍCH. TUY NHIÊN, THỰC TẾ TRIỂN KHAI GẶP RẤT NHIỀU KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, TRONG KHI Ở NHIỀU NƠI, ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ HOANG HÓA, LÃNG PHÍ, SỬ DỤNG KÉM HIỆU QUẢ. DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) ĐANG XÂY DỰNG ĐƯỢC KỲ VỌNG SẼ GỠ NÚT THẮT NÀY.

“NÚT THẮT” CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Từng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 50 năm, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed cho hay việc sửa đổi Luật Đất đai là đòi hỏi bức thiết vì đây là một trong những nút thắt lớn nhất trong phát triển ngành nông nghiệp, sản xuất hàng hóa.

Ông Báo cũng cho hay vấn đề tài sản trên đất nông nghiệp hiện nay cũng là một nút thắt cần được luật sớm tháo gỡ vì quy định hiện hành không cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp. Ông phân tích, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong chế biến nông sản thì không thể đưa hoạt động sản xuất, đóng gói thực phẩm vào trong các khu công nghiệp được.

“Trong các khu công nghiệp có những thứ chúng ta không thể nhìn được như bụi mịn… Nếu ảnh hưởng tới thực phẩm thì không thể xuất khẩu được, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người sử dụng. Do đó phải xây dựng nhà máy chế biến ở trong khu sản xuất nông nghiệp nguyên liệu, đây là kinh nghiệm mà nhiều nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã làm. Nhưng tài sản đó, đất xây dựng công trình đó thì gọi là đất gì. Đất

nông nghiệp hay xây dựng cơ bản”, ông Báo nói và đề nghị công nhận “loại đất” để xây dựng nhà máy này “được thế chấp ngân hàng, được thừa nhận là tài sản hợp pháp”.

Ông Báo cũng đề nghị dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thiết kế các thủ tục thuận lợi cho việc tích tụ đất đai. Đồng thời cần có chế tài mạnh trong việc thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp, vì hiện nay quy hoạch này thay đổi khá tùy tiện khiến doanh nghiệp khó yên tâm sản xuất…

“Chúng tôi mong muốn luật này sớm được Quốc hội thông qua để tạo điều kiện cho tích tụ đất đai. Bởi vì trong sản xuất nông nghiệp thì quy mô là một yếu tố rất quan trọng. Cơ chế tích tụ đất đai sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững”, ông Báo nói.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thời gian qua, những doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta đa phần hoạt động manh mún nhỏ lẻ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả, muốn mở rộng quy mô sản xuất, cần quỹ đất lớn từ 300 ha trở lên để đủ diện tích canh tác và ký kết với

các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng thực tế rất khó tiếp cận được quỹ đất như vậy.

Theo đại diện Công ty GC Food, chính vì những quy định như vậy nên doanh nghiệp buộc phải thuê lại đất. Tuy nhiên, có trường hợp dù đất để trống, doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện tiếp cận thì gặp rất nhiều rào cản về thủ tục.

Thêm một vướng mắc nữa mà đa số doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đang gặp phải, đó là công cụ đòn bẩy tài chính thông qua việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp nào cũng cần vốn, nhưng khi tìm được đất, thuê đất và được giao đất thì doanh nghiệp lại không thể dùng đất và tài sản hình thành trên đất vay thêm vốn từ ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất.

CHƯA THÚC ĐẨY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUY MÔ LỚN

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật kinh tế (Đại học Luật Hà Nội) nêu, tình trạng khá phổ biến hiện nay tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương là việc sử dụng đất nông nghiệp phân tán, manh mún, nhỏ lẻ nên chi phí “đầu vào” lớn, nhưng sản phẩm ở đầu ra giá thấp, thị trường bấp bênh. Tình trạng trên khiến người dân bỏ đất hoang, không sản xuất, song họ cũng “không chuyển nhượng, cho thuê” vì có tâm lý giữ đất như giữ “sổ bảo hiểm”.

Trong khi đó, theo quy định của Luật Đất đai 2013, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, điều này làm nảy sinh mâu thuẫn khi đất nông nghiệp của hộ gia đình,

cá nhân bị bỏ hoang, lãng phí, trong khi các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng không thể tiếp cận đất để thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) cho biết, thực tế cho thấy, việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng đất của mình để phục vụ sản xuất kinh doanh. “Cùng với đó, thủ tục đất đai là hạn chế lớn đối với doanh nghiệp, hàng năm chúng tôi điều tra doanh nghiệp thì thủ tục đất đai là vướng mắc lớn nhất, tạo ra chi phí, rủi ro với doanh nghiệp, chưa thúc đẩy được hoạt động sản xuất kinh doanh…”, ông Đậu Anh Tuấn cho hay.

Bài 3: Làm rõ quy định về ngân hàng đất đai

 ?? ?? Sản xuất rau thủy canh tại hợp tác xã Nông sản hữu cơ Kiên Giang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Sản xuất rau thủy canh tại hợp tác xã Nông sản hữu cơ Kiên Giang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam