Travellive

ĂN VÀ YÊU Ở SICILIA

- Bài & ảnh: Bùi Anh Tuấn

Giữa trung tâm với những dãy nhà cũ mới lộn xộn của Palermo - thủ phủ đảo Sicilia, giữa những con ngõ chật hẹp và gập ghềnh, tôi đi tìm chỗ ở trong cái nhìn chằm chằm bám theo của một đám thanh niên trông có vẻ vừa như đầu gấu, vừa như tò mò.

GIỮA TRUNG TÂM VỚI NHỮNG DÃY NHÀ CŨ MỚI LỘN XỘN CỦA PALERMO - THỦ PHỦ ĐẢO SICILIA, GIỮA NHỮNG CON NGÕ CHẬT HẸP VÀ GẬP GHỀNH VỚI BIẾT BAO BAN CÔNG THÒ RA THỤT VÀO, TÔI ĐI TÌM CHỖ Ở TRONG CÁI NHÌN CHẰM CHẰM BÁM THEO CỦA MỘT ĐÁM THANH NIÊN TRÔNG CÓ VẺ VỪA NHƯ ĐẦU GẤU, VỪA NHƯ TÒ MÒ. "HỌ LÀ AI? HỌ LÀ MAFIA? HỌ SẼ LÀM GÌ MÌNH?" - BAO NHIÊU CÂU HỎI ẬP ĐẾN VỚI TÔI, TRONG TIẾNG TIM ĐẬP THÌNH THỊCH. VÀ RỒI, TRONG MỘT THOÁNG TRẤN TĨNH, LẤY LẠI VẺ LẠC QUAN YÊU ĐỜI, TÔI NGOÁI LẠI MỈM CƯỜI VỚI HỌ. NGAY TỨC KHẮC, HỌ CƯỜI ĐÁP LẠI, BẼN LẼN VÀ NGÂY NGÔ NHƯ NHỮNG ĐỨA TRẺ. CẢM GIÁC LO NGẠI NHANH CHÓNG TAN BIẾN. RỒI ANH CHỦ CHO THUÊ CĂN HỘ PHI MỘT CHIẾC SCOOTER CŨ MÈM ÀO ĐẾN. ANH BẢO, HỌ LÀ HÀNG XÓM CỦA ANH, HỌ ĐANG "ĐÓN KHÁCH" HỘ ANH.

ẨM THỰC VÀ ĐỨC TIN

Ba năm sau cái lần lang thang giữa Palermo ấy, tôi trở lại Sicilia vào một buổi trưa. Khi ấy, tôi đã thấy cả thành phố là một dàn dây phơi khổng lồ với phấp phới cơ man nào là vỏ chăn và vải ga trải giường. Mà ở Sicilia, hầu như nơi nào cũng thế. Nhưng lần này, tôi tình cờ phát hiện ra một điều khác hẳn với lần trước, nhờ đó kiểm chứng triết lí sống kiểu Sicilia mà một người bạn đã đưa ra, kèm theo đó là một lời khuyên: “Đừng đến Sicilia vào buổi trưa”. Vì buổi trưa, đi qua những con phố nhỏ ở bất cứ đâu, vắng vẻ hay đông người, trong gió phảng phất vị biển và nắng, mũi bạn sẽ bị tra tấn bởi biết bao thứ mùi thơm khủng khiếp. Và bạn, chắc chắn, không thể nào chạy trốn khỏi chúng. Mùi pizza theo kiểu Sicilia trong lò, mùi thịt nướng, mùi bánh mì, mùi pasta, mùi bánh ngọt… Sicilia không phải là nơi lí tưởng cho những người ăn kiêng. Nhìn những quầy bánh ngọt bày biết bao thứ đặc sản nơi này, với những chiếc cassata hay cannoli, những quán pizza bốc mùi thơm phức, chỉ sợ những ai đang ăn kiêng bị stress đến mức thề sẽ không bao giờ ăn kiêng nữa.

Thực ra tôi không nói câu ấy. Nó được thốt ra từ đôi môi đầy khêu gợi của cô phục vụ bàn xinh xắn có đôi mắt rất đa tình ở một quán pizza tại Trapani, miền Tây Sicilia, cách Palermo hơn 100 cây số, trong một lần tôi đến đây ban trưa và không thể cưỡng lại được sự quyến rũ của mùi thơm pizza. Tôi ngồi nhấm nháp từng miếng pizza đế dày có tên Rianata Mozzarella trong quán ấy (được chọn theo lời khuyên về đặc sản pizza Trapani của cô gái), vừa thưởng thức hương vị thơm phức của bột mì, vị mặn của những miếng cá trích được đánh bắt từ biển trước mặt thành phố, vị thơm của mozzarella (pho mát trâu) quyện vào pizza, vị thơm của lá basilico, vừa gật gù chiêm nghiệm cái triết lí stress với người ăn kiêng.

Một buổi tối khác, ở quán ăn nổi tiếng Cantina Siciliana được trang trí bên trong như một hầm rượu khổng lồ và khắp nơi treo đầy những con rối vải truyền thống của Sicilia, tôi ngồi ăn couscous - một món cơm nấu với hải sản theo kiểu Bắc Phi, nơi chỉ cách phần đất chìa ra khỏi Sicilia này 80 cây số. Cụng một li vang trắng, mắt mơ màng giữa những chai rượu, tai nghe người phục vụ mô tả vẻ đẹp của Trapani trong cách nấu ăn, tôi chợt thấm thía hơn bao giờ hết triết lí ăn để yêu cuộc sống của người bạn nọ.

Mà ở hòn đảo này, giữa biết bao nhiêu cách ẩm thực được kế thừa từ một nền văn hóa vô cùng đa dạng, chịu ảnh hưởng của bao nhiêu dân tộc đã thống trị mảnh đất này từ thời Cổ đại, từ người Hy Lạp, La Mã, Arab, Normandy cho đến người Ý bây giờ, bi kịch của những người yêu cuộc sống qua dạ dày, rồi từ dạ dày tìm hiểu về văn hóa và phong tục (như tôi) là có quá ít thời gian để thưởng thức. Thế mà những người bạn mới quen trong một nhà thờ ở trung tâm Trapani vẫn bảo rằng, cần phải tranh thủ tốt nhất thời gian ở nơi đây, giữa những chuyến đi đến các hòn đảo thuộc quần đảo Egadi ngoài khơi Trapani, những cánh đồng muối rộng lớn, những di tích từ thời Hy Lạp cổ đại như đền thờ Segesta 2.400 năm tuổi, những chợ cá ầm ỹ tiếng rao bằng thổ ngữ Trapani, cần phải ăn, và ăn ngon, càng nhiều càng tốt. Ăn là một phần để hiểu người Sicilia yêu đời như thế nào, từ cái cách họ nâng niu sự ngọt ngào khi khẳng định cuộc sống sẽ không là gì cả nếu không có bánh ngọt, từ những đĩa cá thơm nức vị biển và từ meusa - những chiếc bánh mì kiểu hamburger nhưng có nhân là phèo và phổi bê xào. Thế là từ những người bạn ấy, bỗng dưng hình thành một đám rước gồm ba người đàn ông Ý tranh nhau nói, tay vung loạn xạ, cùng hai người phụ nữ và bốn đứa trẻ con, hai đứa trong số đó đang nằm xe nôi. Tất cả rồng rắn đưa tôi đi mấy phố, chỉ ra những chỗ ăn ngon nhất của thành phố. Mà hình như người Ý nào cũng tốt như thế thì phải. Số người tốt ấy càng đứng với nhau đông thì đôi khi càng rắc rối. Trong vụ mách bảo đồ ăn cho tôi, ai cũng cho

rằng quán mà họ gợi ý mới thực sự là ngon.

Những người già vô tình tôi bắt quen lại làm một việc khác: họ dẫn tôi đến bức tượng gỗ hoạt cảnh trong những chặng khổ ải của Chúa và giải thích cặn kẽ từng chi tiết, từ khuôn mặt của Chúa, động tác của thái thú La Mã Pilate, sự hung bạo của những người lính khi hành hạ Người. Họ khẳng định rằng, có đức tin thì phần hồn sẽ nhẹ hơn, sẽ được cứu chuộc bằng tình yêu thương. Còn người trẻ thực dụng hơn, họ tin rằng ăn ngon là để thêm yêu cuộc sống. Ở Sicilia này, người ta yêu ẩm thực chẳng khác gì yêu Chúa. Và bằng cách nào đi nữa, thì tình yêu thực sự như tôi cảm nhận được ở cái nơi mà không ít người cho là mảnh đất của chết chóc này đều phải qua cả trái tim lẫn dạ dày.

NƠI TÌNH YÊU THĂNG HOA

Nhưng còn tình yêu thực sự của lứa đôi, liệu có thực sự tồn tại như những câu chuyện tình đẫm lệ theo kiểu chàng Salvatore yêu cô Elena đến tuyệt vọng trong bộ phim “Cinema Paradiso” với những cảnh quay đầy lãng mạn và đẹp mê hồn ở Celalu và Palazzo Adriano, nơi cách Palermo hơn 60 cây số? Vài năm trước, một chàng trai người Mỹ lang thang du lịch khắp Sicilia đã vô tình ngồi cạnh một cô gái Ý. Họ làm quen với nhau. Nàng mời chàng ăn vài cái bánh bích quy, rồi họ phát hiện ra là trên hành trình đi chơi, họ cùng muốn đến tham quan Erice, cách Trapani 10 cây số. Thế rồi, chẳng hiểu thế nào, họ quyết định đi tàu biển về đảo Pantelleri­a, cũng thuộc Sicilia, nơi bây giờ họ đang sống cùng nhau, có với nhau một mặt con. Những câu chuyện thật như thế liệu có lặp lại, ở nơi rất đỗi lãng mạn này? Tôi hỏi điều ấy với một ông già ăn mặc rất sang trọng đang đón dâu phía ngoài một nhà thờ ở trung tâm Trapani. Matteo, tên ông, là chú của cô dâu, bảo: “Tôi vẫn tin là có, vì chính tôi với vợ tôi cũng thế. Chúng tôi lấy nhau đã hơn 40 năm rồi. Giờ được dự đám cưới cháu tôi, tôi đã khóc đấy”. Ông khóc thật. Dăm ba người già đi dự lễ cũng thế, họ rưng rưng lệ khi chiếc xe cài hoa trắng chở cô dâu đến. Bố cô dâu nắm tay đưa vào nhà thờ, trong tiếng nhạc phong cầm cất lên đầy thiêng liêng nhưng thi vị.

 ??  ??
 ??  ??
 ??  ??

Newspapers in English

Newspapers from Vietnam