Travellive

MÙA ĐÔNG NƯỚC NGA LƯỚT NGOÀI CỬA SỔ

- Bài & ảnh: Ngô Quang Minh

Hiếm ai đi hành trình Transsiber­ia giống nhau và hiếm ai có thể khoe mình đã đi hết tuyến đường sắt huyền thoại này. Nó vẫn xứng là giấc mơ của những giấc mơ, là chuyến tàu qua nhiều sân ga nhất, chở nhiều cảm xúc nhất, và ghi dấu những trải nghiệm lạ lùng nhất.

Người ta nói muốn hiểu về Nga thì phải trải qua mùa đông nước Nga, tận mắt ngắm những mái vòm tuyết phủ và đi xuyên những cánh rừng Taiga trong gió rét… Chúng tôi đã có một mùa đông như thế, theo chuyến tàu Trans-siberian từ Tây sang Đông với quãng đường trên 4.300 km, trong tiết trời giá lạnh bậc nhất xứ bạch dương.

NHỮNG ĐIỂM DỪNG TRÊN HÀNH TRÌNH

Chuyến tàu của chúng tôi khởi hành từ thủ đô Moskva với Quảng trường Đỏ - nơi được coi là trái tim và linh hồn nước Nga. Mùa đông đến thay áo cho nhà thờ Chính tòa Thánh đường Saint Basil, đóng băng mặt nước sông Moskva, phả hơi thở giá lạnh lên từng góc phố con đường nơi đây. Người ta thắp sáng những tòa nhà bằng ánh đèn vàng ấm áp phảng phất màu cổ tích. Ở Moskva, không khí mùa đông thân thuộc với người dân đến mức nơi này từng phải dùng đến tuyết nhân tạo vào dịp cuối năm, khi tiết trời không đủ lạnh, để gợi cảm xúc cho những thời khắc thiêng liêng của Năm mới và Giáng sinh.

Sau Moskva, chúng tôi đến với “thủ đô thứ ba” của nước Nga - thành phố Kazan, nơi hợp lưu của sông Volga và sông Kazanka. Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Kazan vẫn giữ được gần như nguyên vẹn nét đặc sắc của các công trình kiến trúc đồ sộ, đậm chất sử thi, đặc biệt là quần thể điện Kremlin Kazan được xây dựng dưới thời trị vì của vua Ivan Bạo chúa. Toàn bộ Kazan cũng đã phủ một màu trắng xóa, từ Cung điện Nông dân (Agricultur­al Palace) nơi đặt trụ sở Bộ Nông nghiệp nổi bật với bức mosaic hình “cây sự sống”, cho đến phố đi bộ Bauman tấp nập cùng nhiều công viên với hồ nước nhỏ, nay đã thành chỗ trượt băng cho cư dân thành phố.

Tiếp tục chặng đường tàu xuyên Siberia, chúng tôi dừng chân ở Yekaterinb­urg - thành phố lớn thứ tư ở Nga, thủ phủ của vùng Ural. Nằm ở trung tâm lục địa Á-ÂU, trên biên giới châu Âu và châu Á, Yekaterinb­urg rất phong phú đa dạng về văn hóa và sắc tộc. Nơi đây cũng từng chứng kiến dấu chấm lặng của nền quân chủ chuyên chế Sa hoàng. Năm 1917, tại thành phố này, những người Bolshevik đã hạ sát gia đình Hoàng đế Nicolai II - Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử nước Nga, nơi họ bị xử bắn sau này được dựng thành nhà thờ Church on the Blood (“nhà thờ trên máu”), còn nơi chôn cất họ giờ là khu nhà nguyện Ganina Yama. Trong những phút lặng ngắm mùa đông xứ Urals từ tháp cao, tưởng như có thể nghe thấy tiếng thở dài trăm năm của lịch sử vương trên tro tàn của con cháu dòng dõi Peter Đại đế.

Cuối hành trình của chúng tôi, tàu Trans-siberian dừng tại thành phố Irkutsk, thủ phủ của miền Đông và cũng là cửa ngõ hồ nước ngọt Baikal trứ danh. Lúc này nhiệt độ tại Baikal đã đạt mức -35oc. Mùa đông đóng băng toàn bộ hơn 600 km mặt nước hồ, lớp băng dày tới mức có thể sử dụng như đường cao tốc cho xe ô tô chạy xuyên hồ trong nửa ngày! Trên mặt băng, người ta đi dạo chụp ảnh, trượt tuyết, câu cá, đặt bếp nhóm lửa nấu ăn, uống rượu bằng cách khoan lỗ xuống để rót Vodka vào và thưởng thức "con mắt xanh của Siberia" đầy chất nghệ sĩ. Đặc biệt hơn, bạn có thể chui vào bên trong động băng ngắm các tinh thể tuyết mà vào mùa hè không thể tiếp cận được, do các hang động này nằm chìm dưới mặt nước.

TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH CỦA ĐƯỜNG SẮT XUYÊN SIBIR (TRANSSIBER­IAN) BẮT ĐẦU Ở MOSKVA, ĐI TỚI VLADIVOSTO­K. KÉO DÀI 9.259 KM, TRẢI QUA 7 MÚI GIỜ VÀ MẤT 8 NGÀY ĐỂ HOÀN THÀNH CUỘC HÀNH TRÌNH, TRANS-SIBERIAN LÀ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT LIÊN TỤC DÀI THỨ BA TRÊN THẾ GIỚI.

CHUYẾN TÀU “GIẤC MƠ” CỦA NHỮNG GIẤC MƠ

Trans-siberian Railway là cách nói ngắn gọn của mạng lưới đường sắt khổng lồ "xuyên Sibir", phần lớn chạy trên lãnh thổ nước Nga từ Đông sang Tây, một bên nối vào hệ thống đường sắt châu Âu, bên kia chạm vào đỉnh của châu Á tại Vladivosto­k.

Tại Vladivosto­k, hành khách có thể tiếp tục hành trình bằng phà đến với Hàn Quốc và Nhật Bản. Đồng thời trên địa phận châu Á, đường sắt này rẽ thêm hai nhánh nhỏ: nhánh Xuyên Mãn Châu hướng đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, và nhánh Xuyên Mông Cổ hướng đến thủ đô Ulaanbaata­r của Mông Cổ rồi vượt sa mạc Gobi vào địa phận Trung Quốc.

Một khi bước lên chuyến tàu Trans-siberian, hộ chiếu của bạn sẽ đóng đủ dấu visa Schengen, các nước Đông Âu, Nga, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia… Có khách sẽ chọn đi từ Đông sang Tây (Westbound), có người lại chọn đi từ Tây sang Đông (Eastbound), có nhóm đi mùa đông, có hội lại thích mùa hè, người ta lên và xuống ở

những ga khác nhau, dừng chân thưởng ngoạn ở những điểm khác nhau với khoảng thời gian cũng khác nhau. Hiếm ai đi hành trình Trans-siberian giống nhau và hiếm ai có thể khoe mình đã đi hết tuyến đường sắt huyền thoại này! Nó vẫn xứng là giấc mơ của những giấc mơ, là chuyến tàu qua nhiều sân ga nhất, chở nhiều cảm xúc nhất, và ghi dấu những trải nghiệm lạ lùng nhất.

Tại mỗi chặng tàu dừng, mọi người xuống ga hút thuốc, vận động tay chân hoặc nghịch tuyết. Có người cũ xuống lại có người mới lên, đủ cả sắc tộc tôn giáo, không đếm xuể lứa tuổi và giới tính. Cả thế giới như quần tụ về đây, nườm nượp các quốc tịch, muôn chuyện rợp sắc màu, ngôn ngữ có lời và không lời rất đa dạng. Cảnh vật ngày hay đêm đều phong phú khác biệt, đón bình minh hay tiễn hoàng hôn mỗi ngày lại thay sắc đổi da, cuộc sống lùi về xa theo những cách lạ lùng… Và bất cứ ai khi trở về nhà từ chuyến tàu xuyên Sibir, hẳn vẫn sẽ mường tượng thấy tiếng xình xịch của mỗi guồng quay, tiếng còi hỏa xa, tiếng ghi rít lên mỗi lần chuyển bánh, tuy động mà rất tĩnh, như nó vẫn thi thoảng trở về trong giấc mơ tôi.

HIẾM AI ĐI HÀNH TRÌNH TRANS-SIBERIA GIỐNG NHAU VÀ HIẾM AI CÓ THỂ KHOE MÌNH ĐÃ ĐI HẾT TUYẾN ĐƯỜNG SẮT HUYỀN THOẠI NÀY. NÓ VẪN XỨNG LÀ GIẤC MƠ CỦA NHỮNG GIẤC MƠ, LÀ CHUYẾN TÀU QUA NHIỀU SÂN GA NHẤT, CHỞ NHIỀU CẢM XÚC NHẤT, VÀ GHI DẤU NHỮNG TRẢI NGHIỆM LẠ LÙNG NHẤT.

 ??  ??
 ??  ??
 ??  ?? Quảng trường Đỏ bên bờ sông Moskva
Quảng trường Đỏ bên bờ sông Moskva
 ??  ??
 ??  ??
 ??  ??
 ??  ??
 ??  ?? Những nóc nhà thờ Chính thống giáo nhìn từ cửa sổ tàu
Những nóc nhà thờ Chính thống giáo nhìn từ cửa sổ tàu
 ??  ??
 ??  ??
 ??  ??

Newspapers in English

Newspapers from Vietnam