Travellive

HẠT GẠO, CÂY LÚA VÀ TỤC GIỮ LỬA TRONG LỄ THỔI CƠM LÀNG THỊ CẤM

- Bài: Giang Tống - Ảnh: Lưu Trọng Đạt

TỪ TRUYỀN THUYẾT NHỮNG HẠT GẠO NUÔI QUÂN

Tại làng Thị Cấm, lễ hội thổi cơm ra đời với tích truyện liên quan tới Phan Tây Nhạc, vị tướng của Sơn Tinh dưới đời vua Hùng thứ 18. Theo các vị cao niên trong làng, khi hay tin nghĩa quân triều đình đi qua, dân làng Thị Cấm đã tổ chức nấu cơm để khao quân. Do thời gian gấp gáp, quân số lại đông, dân làng bèn rủ nhau mang thóc giã thành gạo, ra sông Nhuệ lấy nước và kéo giang tre ra lửa để nấu cơm. Bởi thế, tới ngày nay, trong lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm vẫn chia ba phần rõ rệt: thi lấy nước, thi kéo lửa, thi thổi cơm. mười thành viên gồm cả nam, nữ và một cậu bé, như một cách ngầm khẳng định tinh thần gắn kết và đồng lòng của dân làng trong tích truyện nuôi quân năm xưa.

Khi tiếng trống vang lên, bốn cậu bé đại diện cho các đội thi chạy thật nhanh tới bờ sông Nhuệ lấy cho được chiếc be đồng đã đổ đầy nước trước đó và quay lại đội mình. Cùng lúc đó, những người khác ở lại sân đình thi kéo lửa; họ lấy cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần, tới khi có khói thì thổi bùng lửa lên, đem tới phía niêu cơm đang đợi. Phần thi cuối cùng cũng là công đoạn đòi hỏi nhiều kĩ năng nhất, gồm: giã thóc, sàng gạo, nấu và ủ cơm. Gạo phải giã sao cho sạch trấu mà không được nát. Cơm phải nấu sao cho không nhả cũng không sượng. Ngoài

Ngay từ sáng sớm ngày lễ hội, thành viên trong bốn đội thi đã tập trung đông đủ trước sân đình. Mỗi đội

ra, mỗi đội sẽ cắt cử vài người đốt thật nhiều rơm trên sân đình để khi cơm chín đem ủ vùi trong đống tro, buộc người chấm phải đi tìm. Niêu cơm đạt giải vừa chín tới, dẻo thơm, không lẫn sạn, vỏ thóc, để sau đó được dâng lên ban thờ Thành hoàng làng, cũng chính là tướng Phan Tây Nhạc năm xưa.

ĐẾN NGHI LỄ “GIỮ LỬA” THỜI NAY

Phải trực tiếp tham gia mới có thể cảm nhận trọn vẹn không khí náo nhiệt của hội thi. Trong tiếng trống chiêng ồn ã và thanh âm cổ vũ tưng bừng là những vần thơ, câu hát ca ngợi hạt gạo, cây lúa và tục giữ lửa của người dân Việt Nam. Cuộc thi chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, nhưng nguyên liệu và dụng cụ thi đã được chuẩn bị chu tất từ trong năm: dân làng lựa ra những hạt thóc mẩy nhất, chọn những thanh giang già nhất đem gác bếp, phơi khô và để riêng bùi nhùi cho công đoạn kéo lửa.

Không chỉ là một cuộc thi, một nghi lễ, lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm còn là màn trình diễn bày tỏ lòng tôn kính của người dân làng đối với lúa gạo, với lịch sử. Khoảnh khắc dân làng chuyền tay nhau đám bùi nhùi đang nhen lửa, cũng như Nguyễn Khoa Điềm viết, đó là khoảnh khắc: “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Những người trẻ tham gia và cả những người trẻ đứng ngoài hội thi ấy, khi ngửi mùi khói đượm nồng và chứng kiến khung cảnh rộn rã trước mắt, có thể mường tượng ra từng bước chế biến lúa gạo của thời kì “muôn năm cũ”, nhắc họ nhớ về cái gốc lúa ngô của ông cha mình, cảm nhận được nhịp đập của làng xã cổ truyền trong dòng chảy văn hóa hiện đại.

Tương truyền rằng, khi hành quân qua làng Thị Cấm, quân lương của Phan Công cạn kiệt, dân làng đã đồng sức kéo lửa, giã gạo, thổi cơm chi viện. Sau khi đánh bại quân Thục, Phan Công vì nhớ tấm lòng nhân nghĩa trung hiếu năm xưa mà quay lại ngự tại đất này, dạy dân cấy cày, nuôi tằm, dệt vải. Kể từ sau khi Phan Công mất, dân làng Thị Cấm tôn ông làm Thành hoàng làng, hằng năm mở hội nấu cơm thi để nhắc nhở về một thời lịch sử vang bóng.

Newspapers in English

Newspapers from Vietnam